Ánh sáng trong Studio (1)

In

Bài viết này giới thiệu một số nguồn sáng và cách cơ bản để bố trí nguồn sáng trong các ứng dụng thực tế ở studio truyền hình hiện nay.

Ánh sáng nhân tạo được sử dụng cho 4 mục đích chính sau:

-    Đảm bảo đủ ánh sánh để thu được cảnh (scene) gốc đạt được các yêu cầu về kỹ thuật. Mức độ yêu cầu phụ thuộc vào độ nhạy của hệ thống sử dụng, số đèn chiếu, các bộ lọc màu hoặc bộ khuyếch tán, và các thiết bị dùng thêm như đèn soi diễn viên...

-    Đảm bảo được độ tương phản của scene phù hợp trong giới hạn cho phép của hệ thống TV. Hiện nay, phần lớn các camera màu đang dùng có tầm xử lý độ tương phản là 30:1, nhưng các cảnh chiếu sáng ngoài trời có thể có tầm tương phản là 500:1. Do đó, cần chiếu sáng thêm cho các vùng tối để giảm độ tương phản đến mức chấp nhận được.

-    Tạo độ sắc nét cho các đối tượng và độ sâu cho hình ảnh. Ảnh truyền hình là ảnh 2 chiều, ánh sáng được sử dụng để tạo bóng, độ sâu cho ảnh… được xem như chiều thứ ba cho ảnh.

-    Để gia tăng yếu tố cảm nhận cho nội dung của scene, đạo diễn ánh sáng sẽ sử dụng các hiệu ứng ánh sáng để mang đến cho người xem sự thú vị hay tạo các hiệu ứng cảm xúc nhờ kết hợp khéo léo giữa ánh sáng và bóng tối.

Bài viết này giới thiệu một số nguồn sáng và cách cơ bản để bố trí nguồn sáng trong các ứng dụng thực tế ở studio truyền hình hiện nay.

1.    Các nguồn sáng.
 Nguồn sáng sử dụng để ghi hình được phân làm hai loại: “cứng” (hard) hoặc “mềm” (soft). Nguồn cứng thường là nguồn ánh sáng chiếu trực tiếp, nguồn mềm thường là nguồn sáng hình thành qua sự phản xạ ánh sáng (nguồn chiếu sáng gián tiếp). Ví dụ, mặt trời là nguồn cứng, và ánh sáng phản chiếu của ngày trời u ám là minh họa của nguồn mềm. Các nguồn mềm thường có vùng chiếu sáng lớn (xét trong không gian scene). Ví dụ, với một ngày trời xám, nửa bán cầu của bầu trời là nguồn sáng, khi đó ánh sáng không có hướng nên các đối tượng không có bóng. Nguồn cứng thường có vùng chiếu sáng trực tiếp nhỏ (xét trong không gian scene). Với nguồn cứng, một đối tượng được đặt trong vùng chiếu sáng của ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra một bóng sắc nét.

     Nguồn mềm.
Phần lớn các sản phẩm thương mại cho nguồn mềm phải đáp ứng được yêu cầu chiếu sáng trong vùng lớn như nhu cầu thực tế và phải đảm bảo đủ ánh sáng trên toàn bề mặt. Những nguồn mềm nhỏ hơn có thể bố trí linh hoạt và được thiết kế dùng trong những trường hợp có không gian giới hạn (nhưng có thể tạo bóng). Đèn trong nguồn mềm thường có các bộ phản xạ gợn sóng (dimpled reflector) đặt phía sau để giúp phân tán ánh sáng. Ngoài ra, chúng cũng thường dùng thêm một số mặt nạ để tránh tạo bóng trực tiếp từ ánh sáng đèn.

Trong nhiều phông nền, các vật liệu phản xạ trắng có thể được dùng để cung cấp nguồn mềm hiệu quả. Các vật liệu này khi được chiếu sáng bởi một hoặc nhiều nguồn cứng thì ánh sáng phản xạ sẽ là nguồn mềm. Trong thực tế, vải màn vây, các mặt phẳng chất liệu polystyrene,… thường được dùng để lấy nguồn sáng mềm. Các nguồn mềm trong vùng lớn thường không tạo bóng nhưng khó dùng trong vùng có không gian giới hạn. Nguyên lý sử dụng của ánh sáng mềm là để điều khiển độ sâu của bóng tạo ra do ánh sáng cứng, tuy nhiên đôi khi cũng xảy tra xung đột về bóng từ hai nguồn sáng này trong một số trường hợp.
     Nguồn cứng.
     Spotlight fresnel tạo biên mềm (Soft edged fresnel spotlight).
Đây là nguồn sáng có gắn ống kính được thiết kế để tập trung ánh sáng thành những chùm sáng có thể điều chỉnh được. Khi đèn và bộ phản xạ được điều chỉnh dời xa so với ống kính, cường độ chùm sáng tăng nhưng vùng chiếu sáng giảm đi. Chế độ đèn được cài đặt để chùm sáng đạt cực đại gọi là fully flood. Đi kèm chế độ này là việc điều chỉnh trực tiếp các barn door (bóng tạo từ điều chỉnh các blades) để điều khiển dạng của chùm sáng. Các bộ lọc màu, bộ khuếch tán (diffuser) hoặc jelly (bộ làm suy giảm ánh sáng) có thể được gắn thêm vào và được xem như là một flag. Flag là blade có chức năng tương tự như barn door, nhưng dùng để lắp với đèn trong nhà bởi cần gắn gồm quả cầu và chuôi đèn. Nó được dùng như lớp chắn có thể điều chỉnh để ngăn ánh sáng phân tán chiếu vào ống kính camera và gây hiện tượng lóe sáng.

Các spotlight được dùng cho các đối tượng shape và texture để tạo bóng, sự chuyển sắc thái màu.

     Profile spot.
Với thiết kế quang, profile spot tương tự máy chiếu hình ảnh, nhưng nó được hướng đến phục vụ để chiếu các ảnh có hình dạng cơ bản ở các khoảng cách ngắn. Những ảnh này được tạo từ các gabo thiết kế đặt biệt từ các lá thép hoặc tự tạo bằng tay từ các tấm nhôm.

Các bộ chiếu hiệu ứng cho các hình mẫu di chuyển, thu được hình ảnh liên tục từ các hình mẫu đặt trên đĩa thủy tinh quay bởi mô tơ điện. Một số loại khác có thể sử dụng gabo kim loại đặt trên đĩa quay tròn. Nếu profile spot được treo, chú ý đến vấn đề thông gió trong studio để các hiệu ứng không bị lắc lư.

     Follow spot.
Follow spot là một đèn định hướng có góc chiếu rất hẹp và có thể dùng với khoảng cách lớn, mục đích chính là chiếu sáng quét (soi) theo sự di chuyển của nghệ sĩ trình diễn. Nó có thể tập trung ánh sáng để cho bóng sắc nét, và ngắt theo yêu cầu. Ánh sáng được chiếu sáng thông qua: shutter (màn chập tạo dạng cho chùm sáng), iris diaphragms (màn chập ống kính) với đĩa blackout (giảm sáng), và các color frame.

     Các nguồn khác.
Nhiều studio dùng đồng thời hai loại nguồn sáng nhưng có thể chuyển đổi nhanh chóng từ nguồn cứng đến nguồn mềm hoặc ngược lại. Các nguồn sáng này có thể điều chỉnh mức tiêu thụ công suất để cho phép mức chiếu sáng thay đổi giữa các nguồn sáng nhưng vẫn duy trì được thông số nhiệt độ màu không thay đổi. Điều này có ý nghĩa khi đèn được lắp đặt bão hòa, nơi đèn được treo và duy trì sử dụng lâu trong toàn studio với mật độ cao, khi đó nếu các đèn cùng sáng và hoạt động hết công suất thì nhiệt độ studio sẽ cao. Thiết kế đèn mật độ cao này có các khuyết điểm như trọng lượng nặng và kích thước spotlight phải được hạn chế tối đa, nhưng lại có ưu điểm khi thiết lập, bố trí nhanh hệ thống chiếu sáng, linh hoạt khi sử dụng.

Một số đèn có thiết kế đặc biệt để chiếu sáng toàn cảnh (cyclorama), và được phân thành 2 nhóm sau:

•    Top cyclorama: Nhóm này thường là các đèn pha (floodlight) dùng để chiếu sáng vùng đỉnh của cyclorama. Hoặc là giải pháp tổng hợp thiết kế chiếu sáng từ đỉnh đến đáy của cyclorama bằng cách dùng các bộ phản xạ cong đa đường (multi-curve reflector) đặt tại 4 vị trí phù hợp. Mỗi vị trí được điều khiển riêng và được gắn thêm các bộ lọc màu khác nhau để có thể tổng hợp được nhiều loại màu sắc.

•    Ground row: Nhóm đèn này thường nằm ở phần đáy của cyclorama, cần cân nhắc khi sử dụng hiệu ứng fall off của ánh sáng để tạo đường ngang nhân tạo. Một nhóm đèn có thể bao gồm 4 vị trí lắp trên một đường thẳng, dây kết nối được thiết kế riêng cho từng vị trí để thuận lợi trong việc trộn màu. Ngoài ra, Ground row có các thiết kế tùy chọn để tương thích với cyclorama cần các vị trí đèn lắp trên 1 đường cong, và điều này được thực hiện nhờ khớp nối ở phía sau tại các vị trí đèn lắp đặt cho phép điều chỉnh phù hợp với chỗ cong của cyclorama.

Có một nhóm đèn luôn có sẵn được mô tả chung là disco lighting. Liệt kê toàn diện của nhóm đèn này khó đầy đủ được khi thị trường luôn thay đổi và chịu tác động của tính hiện đại, thời trang. Một trong những yêu cầu quan trọng của nhóm đèn này khả năng sử dụng kết hợp tốt với các hiệu ứng khói. Bản thân các nguồn sáng này có độ trễ nhiệt rất thấp, vì thế chúng đáp ứng ngay tức thì đối với các thay đổi điện áp ngõ vào.

Ví dụ, các nguồn sáng với góc hẹp hoặc chùm sáng song song dùng để chiếu sáng khói, tạo các chùm ánh sáng màu theo nhịp điệu của nhạc, hoặc chiếu sáng theo chuỗi các xử lý đã lập trình trước. Một số nhóm đèn sẵn có cho phép điều khiển từ xa thay đổi màu, cùng các cơ chế điểu khiển pan & tilt từ xa. Hơn nữa, một nhóm các hiệu ứng động lực điều khiển các chùm sáng song song lắp đặt trên giàn cấu trúc, gá đỡ có thể điều khiển quay cả theo mặt phẳng ngang hoặc dọc, hoặc quay đồng thời cả hai mặt sử dụng các tốc độ motor khác nhau. Hay một số nhóm đèn thiết kế để làm cháy đỏ ánh đèn flash khi chụp ảnh, trong khi một số khác cho hiệu ứng như các vì sao nhấp nháy, bởi tạo cháy ngẫu nhiên từ một chuỗi ống tạo lửa nhỏ.

Các hệ thống ánh sáng tự động cho phép điều khiển từ xa tất cả các chức năng hoạt động của từng đèn. Một số đèn spotlight dùng metal halide arc, và loại tráng tungsten. Với bộ vi xử lý bên trong, mỗi bộ điều khiển có thể lưu đến 1000 lệnh điều khiển: sắc màu ánh sáng, độ bão hòa, cường độ sáng, góc chùm sáng, biên chùm sáng, các mẫu gabo, và các điều khiển pan & tilt. Chúng cũng có thể kết nối giữa các bàn điều khiển để cho phép điều khiển bằng tay hoặc lập trình điều khiển kết hợp giữa các nhóm đèn.

Ánh sáng tự động có ứng dụng hiệu quả trong các buổi trình diễn disco và rock, và vì có khá nhiều chức năng nên chúng là công cụ hữu dụng trong bất kỳ hiệu ứng, kỷ xảo,… yêu cầu nào nhờ điều khiển từ xa.

     Bàn điều khiển ánh sáng.

Truyền hình có đặc điểm cho hình ảnh ngay tức thì. Đặc điểm này yêu cầu phải điều chỉnh nhanh độ sáng của bất kỳ đèn nào, và cần nhớ trước các chế độ thường dùng để gọi lại khi cần. Đây là chức năng của bàn điều khiển ánh sáng (lighting console). Việc kết hợp của monitor hình ảnh và bàn điều khiển ánh sáng hỗ trợ thêm cho đạo diễn ánh sáng trong việc chọn lựa yếu tố nghệ thuật, nhất là khi việc kết hợp của các đèn còn phụ thuộc vào mức dimmer (điều chỉnh độ sáng) chọn khác nhau, và hiệu ứng được nhìn thấy (tác động) tức thì.

Các thay đổi xảy ra về hình ảnh có thể được cài đặt như: thay đổi tức thì, thay đổi punch, hoặc fade cross từ trạng thái này sang trạng thái khác. Nhiều biến đổi ánh sáng khó nhận thấy có thể làm người xem không nhận biết được, điều này có thể thay bằng nhóm các điều chỉnh ánh sáng hoặc điều chỉnh bằng tay.

( Còn nữa)
Nguyễn Đức Hoàng/Tạp chí KHKT Truyền hình

Tin mới hơn:
Tin trước đây: