Mỗi năm, Nhà nước phải chi ra hàng chục tỉ đồng để làm phim nhưng ít có phim ra hồn
Được Nhà nước đặt hàng với tổng kinh phí lên đến cả chục tỉ đồng nhưng sự tẻ nhạt, nhàm chán của Đam mê (đạo diễn: Phi Tiến Sơn; Hãng phim truyện I Việt Nam sản xuất) cũng như Cát nóng (đạo diễn: Lê Hoàng; Hãng phim Giải phóng sản xuất) khiến nhiều người xem cảm thấy xót cho tiền đóng thuế của dân.
Cảnh trong phim Đam mê (Ảnh do đoàn phim cung cấp)
Phim đặt hàng, tài trợ là dở?
Dưới con mắt của nhà báo kỳ cựu chuyên viết về điện ảnh Dương Phương Vinh, Đam mê là “ một bộ phim luận đề thất bại hoàn toàn và như không có người chỉ đạo diễn xuất”.
Chặn phim dở bằng đấu thầu
Một số tờ báo, khi viết về Cát nóng, thậm chí còn giật tít Xem Lê Hoàng tiêu tiền thuế của Nhà nước để làm phim thế nào. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho rằng rất nhiều phim làm từ ngân sách Nhà nước đã mang tiếng như thế, không chỉ có phim Cát nóng và Đam mê. Chính vì sự lãng phí đó mà điện ảnh Nhà nước đang đứng trước một nhu cầu được cải tổ toàn diện.
Trách nhiệm này thuộc Cục Điện ảnh. Bà Ngô Phương Lan cho biết thời gian tới, việc đầu tư cho phim sẽ không theo cơ chế xin - cho như hiện nay mà là đấu thầu qua các dự án. Hiện thông tư hướng dẫn đấu thầu sản xuất phim đang hoàn thiện để xin ý kiến các cơ quan liên quan.
Tuy nhiên, không phải ai cũng lạc quan nghĩ rằng phương án “đấu thầu” có thể “chặn” được những tác phẩm kiểu Cát nóng và Đam mê.
Đấu thầu không là giải pháp duy nhất Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã nhấn mạnh: Đấu thầu trong điện ảnh là một khái niệm còn rất mù mờ và có lẽ khó thành hiện thực. Chủ trương đấu thầu sản xuất phim lâu nay vẫn là bài toán chưa giải xong. Bà Nhã đặt câu hỏi: Đấu thầu cái gì đây? Một kịch bản được duyệt, rồi đấu thầu bằng phân cảnh và phương án sản xuất? “Ngoại trừ các công trình kỷ niệm thì chính hệ thống thu nhận, xét duyệt các kịch bản cũng không biết chắc họ cần có những kịch bản loại gì và thế nào là hay trong cái thời mà các chuẩn mực nghệ thuật đang trở nên “mờ ảo”? Vậy thì có kịch bản để đem ra đấu thầu sản xuất là chuyện khó rồi” - bà Nhã nói. Dưới góc độ của một nhà biên kịch, bà Nhã phân tích thêm không tác giả tử tế nào lại viết kịch bản khi biết còn những đồng nghiệp khác cạnh tranh với mình trong chính đề tài cụ thể ấy. “Đấu thầu không có khả năng hạn chế (hay “chặn”) những sản phẩm dở, mà ngược lại, có thể trở thành một đầu mối của những trò “chạy mánh” quen thuộc. Tôi tin người lãnh đạo ngành lúc này muốn có một cơ chế đủ mạnh để vực dậy nền điện ảnh, mà cụ thể là dòng phim nghệ thuật chuẩn mực. Nhưng coi đấu thầu là giải pháp duy nhất đúng thì có lẽ không thích hợp” - bà khẳng định. |
- 09/12/2021 20:35 - Doanh nhân Văn Công Quang chia sẻ về bí quyết thàn…
- 29/07/2018 17:17 - Phim truyền hình về gia đình Việt gây sốt
- 25/01/2014 09:52 - Cười không nổi với phim tết
- 16/03/2013 08:21 - 40 triệu đồng để có “Xin lỗi... anh chỉ là thằng b…
- 12/12/2012 09:14 - Điện ảnh ăn bám “sao”
- 03/08/2012 10:21 - Giới trẻ bỏ tiền tỷ làm phim hoạt hình để mua vui
- 27/06/2012 08:14 - Tam nông "lên hương" trên màn ảnh nhỏ
- 20/06/2012 08:13 - Lương Thế Thành – Diệp Bảo Ngọc “điên vì tình”
- 12/06/2012 07:58 - “Né” làm phim thiếu nhi
- 14/05/2012 09:12 - “Chủ tịch xã trong mơ” của Trung Dân